Tin tức

Việc cần làm của bộ phận kế toán tại Doanh nghiệp

Nhằm giúp nhà quản trị của Doanh nghiệp nắm được một số việc cần của kế toán phải làm là gì?, Quy trình như thế nào? từ đó có thể dễ dàng quản lý nhân sự cũng như bao quát được một phần hành công việc trong Doanh nghiệp.

Nhằm giúp nhà quản trị của Doanh nghiệp nắm được một số việc cần của kế toán phải làm là gì?, Quy trình như thế nào? từ đó có thể dễ dàng quản lý nhân sự cũng như bao quát được một phần hành công việc trong Doanh nghiệp.

Dịch Vụ Kế Toán Cát Phượng sẽ gửi đến bạn một số công việc của một kế toán phải làm như sau:
*Tổ chức công tác kế toán tại doanh nghiệp.

Nội dung của tổ chức công tác kế toán tại một doanh nghiệp có rất nhiều khâu, nhưng bài viết này chỉ tập trung vào những vấn đề cốt lõi liên quan đến kế toán và thuế của một doanh nghiệp tối thiểu cần có. Nội dung của bài viết gồm những phần chính sau:

  • 1. Các công việc hàng ngày, Công việc tháng, Quý, Công việc cuối năm của kế toán
  • 2. Quy định chung về công việc của người làm kế toán về thuế tại doanh nghiệp
  • 3. Các phần hành nghiệp vụ kế toán; Yêu cầu hồ sơ-Chứng từ liên quan của từng phần hành; Yêu cầu của nghiệp vụ
  • 4. Hướng dẫn hạch toán từng phần hành kế toán và yêu cầu hồ sơ chứng từ của từng phần hành
  • 5. Cách lưu chứng từ kế toán;
  • 6. Cách kiểm tra sổ sách trước khi in và Các mẫu số kế toán cần in ra qua mỗi kỳ kế toán (Tháng).
  • 1- Các công việc hàng ngày, công việc tháng, Quý, Công việc cuối năm của kế toán.

    Các công việc hàng ngày của kế toán

Khi nghiệp vụ kinh tế phát sinh xảy ra tại công ty mà liên quan đến phòng kế toán (Ví dụ như nghiệp vụ chi tiền tạm ứng đi công tác; Chi tiền lương; Bán hàng chưa thu tiền….), kế toán tiến hành thu thập và xử lý chứng từ kế toán của những nghiệp vụ trên. Sau khi chứng từ xử lý xong. Kế toán dựa vào chứng từ để ghi vào phần mềm kế toán (hạch toán trong phần mềm kế toán hay còn gọi là ghi sổ kế toán (Sổ nhật ký chung; Sổ cái; Sổ chi tiết). Nếu các anh chị làm excel thì ghi vào sổ excel để từ đó link qua các loại sổ cái; sổ chi tiết và các báo cáo có liên quan…..

    Cuối mỗi tháng và cuối năm, kế toán tiến hành làm những công việc sau trước khi khóa sổ và lập báo cáo có liên quan (gồm báo cáo tài chính và báo cáo quản trị).

        Dựa vào bảng lương kế toán hạch toán Tiền lương và các khoản trích theo lương (BHXH; BHYT; BHTN). Và đi đóng tiền BHXH; BHYT;BHTN vào cuối mỗi tháng.

        Dựa vào bảng Trích khấu hao tài sản cố định , kế toán tiến hành hạch toán khấu hao tài sản cố định vào những bộ phận có liên quan (Tài khoản Nợ 627;641;642 Tài khoản có 214).

        Dựa vào bảng phân bổ Phân bổ chi phí trà trước, kế toán tiến hành hạch toán vào những bộ phận có liên quan (Tài khoản Nợ 627;641;642 Tài khoản có 242)

        Thực hiện bút toán giữa thuế GTGT đầu vào và thuế GTGT đầu ra (Tài khoản 133 và tài khoản 3331). Cuối tháng, kế toán so sánh giữa 2 tài khoản này. Kết chuyển từ tài khoản có số tiền nhỏ qua tài khoản có số tiền lớn. Giữa 2 tài khoản này chỉ có 1 tài khoản có số dư. Và luôn kiểm tra giữa sổ 133 và 3331 với Tờ khai thuế GTGT hàng tháng, 2 số liệu này về cơ bản phải bằng nhau.

        Kiểm kê tài sản (Tiền mặt; Hàng tồn kho; Tài sản cố định và Công cụ dụng cụ); Đối chiếu công nợ, để tiến hành điều chỉnh kịp thời

        Tập hợp chi phí và tính giá thành

        Hàng tuần hoặc nếu ít quá thì cuối mỗi tháng lấy sổ phụ ngân hàng và các chứng từ liên quan đến ngân hàng để ghi vào trong sổ sách kế toán

        Thực hiện bút toán kết chuyển từ tài khoản loại 5 đến tài khoản loại 8 vào tài khoản loại 9 để xác định kết quả kinh doanh và xác định thuế TNDN phải nộp

Lưu ý 1: là cuối mỗi tháng kết chuyển thì chúng ta không tính thuế TNDN phải nộp mà cuối mỗi quý chúng ta mới tính thuế TNDN phải nộp theo quy định của Luật thuế TNDN hiện hành.

    Công thức tính thuế TNDN phải nộp = Thu nhập tính thuế*thuế suất thuế TNDN hiện hành

    Thu nhập tính thuế = (Lợi nhuận kế toán trước thuế +Chi phí không hợp lý theo Luật thuế       TNDN-Những khoản lỗ năm trước-Thu nhập miễn thuế)

     Sau khi thực hiện xong những công việc hàng ngày và hạch toán bút toán cuối kỳ cũng như bút toán kết chuyển vào cuối tháng xong, kế toán tiến hành khóa sổ cái và sổ chi tiết của tất cả các tài khoản từ loại 1 đến loại 9 để từ đó xác định số dư của từng tài khoản. Sau đó tiến hành Lập bảng cân đối số phát sinh để tiến hành kiểm tra số liệu xem đã phù hợp với tính chất của từng tài khoản chưa?. Nếu đã đồng ý rồi, kế toán tiến hành kết hợp Sổ cái; Sổ chi tiết và Bảng cân đối số phát sinh để tiến hành Lập báo cáo tài chính +Quyết toán thuế cuối năm (TNDN và TNCN) để nộp cho cơ quan thuế trong vòng 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính (Không phải lập báo cáo tài chính hàng tháng cho Cơ quan thuế nhé các bạn)+Lập báo cáo quản trị theo nhu cầu quản lý của Công ty

        Sau khi đã đồng ý hết về mặt số liệu, kế toán tiến hành in sổ hàng tháng hoặc hàng quý hoặc mỗi năm một lần ra bản cứng và tiến hành ký tên đóng dấu, lưu tại đơn vị.

    Về mảng thuế

Thuế GTGT (TT219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013), có sửa đổi bổ sung theo (TT 130/2016/TT-BTC ngày 01/07/2016)

    Từ ngày 1-20 của tháng sau (nếu kê khai theo tháng), kế toán tiến hành khai thuế GTGT của tháng trước trên HTKK, thời gian kê khai cũng trùng với thời gian nộp thuế GTGT. Sau đó kết xuất ra file XML để nộp qua mạng.

    Từ ngày 1-30 của tháng đầu tiên của Quý sau (nếu kê khai theo quý), kế toán tiến hành kê khai tạm tính thuế GTGTcủa quý trước trên HTKK. Thời gian kê khai cũng trùng với thời gian nộp thuế GTGT. Sau đó kết xuất file XML để nộp qua mạng.

    Sau ngày kết thúc năm tài chính. Kế toán có 90 ngày để lập tờ khai Quyết toán thuế TNCN của năm trước trên HTKK. Sau đó kết xuất file dạng XML rồi sau đó kê khai qua mạng. Thời gian kê khai thuế Quyết toán thuế TNCN trùng với thời gian nộp thuế TNCN.

Thuế TNDN (TT78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014) có sửa đổi bổ sung gần đây nhất là TT 96/2015/TT-BTC.

    Doanh nghiệp không còn phải kê khai tạm tính thuế TNDN với cơ quan thuế như trước nữa, mà Doanh nghiệp chủ động tự tạm tính số tiền thuế TNDN theo quý và nộp số tiền thuế TNDN tạm tính đó cho Cơ quan thuế.

    Sau ngày kết thúc năm tài chính. Kế toán có 90 ngày để lập báo cáo tài chính và làm quyết toán thuế TNDN trên HTKK. Sau đó kết xuất file XML và kê khai qua mạng. Nếu mà kê khai thuế TNDN cuối năm có số thuế phải nộp thì thời gian nộp thuế TNDN cũng trùng với thời gian kê khai.

Thuế môn bài (TT42/2003/TT-BTC ngày 7/5/2003). Sang năm 2017 sẽ thực hiện theo Nghị định 139/2016/NĐ-CP ban hành ngày 04/10/2016 và sẽ có hiệu lực vào ngày 01/01/2017.

    Từ ngày 1-30 của tháng đầu tiên của năm, kế toán tiến hành khai thuê môn bài và nộp thuế môn bài tại kho bạc nhà nước. Lưu ý nếu giữa 2 năm không thay đổi bậc thuế môn bài thì không phải làm. Doanh nghiệp làm tờ khai thuế môn bài gửi đến Cơ Quan Thuế qua đường điện tử. Đăng ký mở tài khoản ngân hàng và nộp tiền thuế Môn bài theo quy định cho Cơ Quan Thuế.

Về hóa đơn (TT39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014), có một số sửa đổi bổ sung theo Thông tư 119/2014/TT-BTC, và Thông tu 26/2015/TT-BTC.

    Từ ngày 1-30 của tháng đầu tiên của Quý sau kế toán tiến hành lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn trên HTKK, sau đó in ra file XML và kê khai qua mạng.

    Để hóa đơn viết cho khách hàng được hợp pháp thì kế toán tiến hành làm thông báo phát hành hóa đơn cho Cơ quan thuế theo mẫu biểu trên HTKK rổi sau đó kết xuất file XMLvà kê khai qua mạng.; Hợp đồng đặt in hóa đơn; Hóa đơn mẫu và Biên bản thanh lý hợp đồng đặt in hóa đơn đến Cơ quan thuế.

  1. CÁCH LƯU CHỨNG TỪ:

5.1 Hồ sơ khai thuế:

1 File NĂM

– Báo cáo tài chính hàng năm

– Quyết toán thuế Thu nhập doanh nghiệp

– Quyết toán thuế Thu nhập cá nhân

 

1 File QUÝ (cho cả 4 quý)

– Tờ khai thuế Thu nhập doanh nghiệp tạm tính

– Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn Quý

– Tờ khai thuế Thu nhập cá nhân (Nếu nộp thuế TNCN theo Quý)

– Tờ khai thuế GTGT theo quý (Nếu nộp thuế GTGT theo Quý)

1 File THÁNG (Cho cả 12 tháng trong năm). Nếu doanh nghiệp kê khai thuế GTGT và thuế TNCN theo tháng

– Tờ khai thuế giá trị gia tăng theo tháng

-Tờ khai thuế TNCN theo tháng

 

1 File HÓA ĐƠN

Nếu là hóa đơn đặt in cần có:

– Hợp đồng in hóa đơn (kèm biên bản hủy kẽm,biên bản giao nhận hóa đơn, thanh lý hợp đồng…)

– Thông báo phát hành hóa đơn

– Mẫu hóa đơn

CÁC HỒ SƠ KHÁC:

– Giấy phép đăng ký kinh doanh

– Tờ khai thuế môn bài

– Mẫu 08 về đăng ký tài khoản ngân hàng

– Mẫu 06 về DDK tự nguyện áp dụng phương pháp thuế GTGT khấu trừ (đối với DN có DN dưới 1 tỷ năm 2012 đến 2013)

– Giấy nộp tiền và bảng kê các khoản phát sinh và nộp ngân sách nhà nước

5.2 Cách Lưu chứng từ kế toán:

    Chứng từ gốc mua vào (Hóa đơn tài chính mua vào từ 20 triệu trở lên kẹp với ủy nhiệm chi bản photo hoặc chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt bản pho to để thuận tiện cho viêc đối chiếu sau này với bản gốc), Hóa đơn bán ra xếp theo thứ tự của Tờ khai thuế GTGT định kỳ

    Ngoài ra hóa đơn mua vào, bán ra bảng phô tô để kẹp với các chứng từ khác :

        Phiếu thu: kẹp với liên 3 của hóa đơn GTGT, cuống séc rút tiền TK ngân hàng và các chứng từ liên quan khác…

        Phiếu chi: kẹp với hóa đơn mua vào, giấy nộp tiền vào TK ngân hàng, đề nghị tạm ứng và các chứng từ liên quan khác

        Phiếu nhập kho (hàng hóa): kẹp với hóa đơn mua vào là hàng hóa

        Phiếu xuất kho (hàng hóa): kẹp với hóa đơn bán ra liên 3

        Phiếu kế toán khác

        Bảng kê thu mua hàng hóa không có hóa đơn 01/TNDN

        Thẻ tài sản cố định kèm theo bộ hồ sơ nguồn gốc hình thành nên tài sản

        Bảng phân bổ chi phí trả trước ngắn hạn và dài hạn thiết kế làm sao có cột số chứng từ để thuận tiện cho việc tra cứu chứng từ sau này

        Bảng trích khấu hao tài sản cố định, thiết kế làm sao có số cột chứng từ để thuận tiện cho việc tra cứu chứng từ sau này

(Tất cả các loại chứng từ được đánh số theo thứ tự từ nhỏ đến lớn theo ví dụ phiếu chi ngày 1 tháng 1 năm 2016: PC01012014..sang tháng 2 thì quy trở lại đánh số theo thứ tự: Ví dụ phiếu chi ngày 3 tháng 2 năm 2016: )

5.3. Hồ Sơ Lao Động Tiền Lương:

    Hồ sơ của người lao động

    Hợp đồng lao động

    Các quyết định bổ nhiệm, quyết định tăng lương…

    Bảng chấm công

    Bảng lương có chữ ký người lập, Kế toán trưởng và Giám đốc

    Phiếu tính lương của từng người có chữ ký (nếu mà thanh toán bằng tiền mặt).

    Đăng ký giảm trừ gia cảnh

    Bảng cam kết 23/CK-TNCN nếu có HĐLĐ dưới 3 tháng mà không khấu trừ 10% thuế TNCN

    Giấy ủy quyền quyết toán thuế TNCN

    Bảng đăng ký mã số thuế cá nhân cho người lao động

5.4. Hợp Đồng:

    Hợp đồng mua vào

    Hợp đồng bán ra

    Tờ khai hải quan (nếu có hàng hóa xuất khẩu).

    Hồ sơ dự toán quyết toán công trình kèm theo bản photo các chi phí liên quan (nếu là DN xây dựng)

Tùy theo thực tế của mỗi doanh nghiệp mà có thêm các hồ sơ chứng từ khác

Bạn sắp xếp sao cho khi quyết toán Cán bộ thuế hỏi đến cái gì là có thể biết ngay nó ở đâu và tìm ra một cách nhanh nhất. Không bắt buộc phải lưu chứng từ như trên, vì hiện tại không có sách vỡ nào hướng dẫn cách lưu cho các bạn, miễn sao bạn lưu mà tìm được một cách dễ dàng là vẫn chấp nhận.

 

  1. CÁCH KIỂM TRA SỔ SÁCH TRƯỚC KHI IN VÀ CÁC MẪU SỐ KẾ TOÁN CẦN IN RA QUA MỖI KỲ KẾ TOÁN (THÁNG).

6.1 Cách kiểm tra sổ sách trước khi in:
Sau khi đã ghi vào phần mềm kế toán hoặc làm kế toán excel xong 1 tháng. Các bạn đối chiếu số liệu cuối mỗi tháng giữa Sổ cái với các loại sổ chi tiết cũng như chứng từ kế toán có liên quan trước khi in sổ sách kế toán đóng quyển và ký tên đóng dấu.

    Bước1: Kiểm tra sổ nhật ký chung: Tổng phát sinh bên nợ và bên có tại thời điểm 31/12 phải bằng nhau, nếu không bằng nhau nghĩa là có một hoặc nhiều bút toán đã nhập chỉ nhập bên nợ hoặc bên có. Bạn phải phải kiểm tra lại và nhập đủ số liệu vào sổ NKC. Sau khi đã kiểm tra xong mà khớp nhau rồi thì tiến hành bước tiếp theo.

    Bước 2: Xem bảng cân đối số phát sinh có tất cả 6 cột thì tổng số dư và số phát sinh của 2 cột đầu kỳ ; 2 cột phát sinh trong kỳ và 2 cột cuối kỳ phải bằng nhau. Xem từng tài khoản từ loại 1 đến loại 4 có phải tính chất của từng tài khoản đã đúng chưa (có nghĩa là tính chất nợ và có của tài khoản). Xem tài khoản từ loại 5 đến loại 9 thì không được có số dư đầu kỳ và cuối kỳ.

    Bước 3: Sau đó đối chiếu từng sổ cái với sổ chi tiết của cùng 1 tài khoản (Về mặt nguyên tắc thì Sổ cái của 1 tài khoản và Tổng các số chi tiết của cùng 1 tài khoản phải bằng nhau về Số dư đầu kỳ; Số phát sinh trong kỳ và Số dư cuối kỳ) Đồng thời đối chiếu số liệu sổ cái của từng tài khoản với các chứng từ kế toán khác có liên quan (Ví dụ như đối chiếu bảng khấu hao tài sản cố định với tài khoản 211 và 214…).

Ví dụ cụ thể việc đối chiếu số liệu trước khi in sổ sách kế toán vào cuối mỗi ký kế toán (Tháng, Năm) như sau:

    Đối chiếu 111 với Sổ quỹ và biên bản kiểm kê quỹ. Và lưu ý là tài khoản tiền thì sổ quỹ và sổ kế toán 111 không thể nào có số âm quỹ hàng ngày, hết sức lưu ý chỗ này.

    Đối chiếu sổ 112 của từng ngân hàng (Cả VND và USD) với Sổ phụ từng ngân hàng, số liệu giữa số kế toán và sổ phụ của từng ngân hàng phải khớp nhau. Nếu không khớp nhau thì tìm hiểu nguyên nhân và xử lý kịp thời

    Đối chiếu Bảng tổng hợp NXT với sổ cái hàng tồn kho (156;152;155;153…) cả về số đầu kỳ, nhập trong kỳ, xuất trong kỳ và số dư cuối kỳ . (Lưu ý hàng tồn kho thì không thể nào có số dư âm). Hàng tồn kho bắt buộc phải có biên bản kiểm kê hàng tồn kho cuối năm và chúng ta phải tiến hành đối chiếu giữa biên bản kiểm kê và sổ liệu trên sổ sách. Còn tháng hoặc quý có kiểm kê hay không là tùy vào mỗi loại hình doanh nghiệp mà có những đặc điểm khác nhau. Khi có sự chênh lệch thì tiến hành tìm hiểu nguyên nhân và điều chỉnh số liệu sổ sách về thực tế.

    Đối chiếu giữa Bên xuất của tài khoản thành phẩm (TK 155) hoặc hàng hóa (Tk 156) trong bảng tổng hợp nhập xuất tồn với tài khoản bên nợ 632 có khớp không nhau không? Và đối chiếu bên xuất của tài khoản nguyên vật liệu với tài khoản bên nợ 621 phải khớp nhau về mặt số tiền hay không? Về mặt nguyên tắc là khớp nhau.

    Đối chiếu giữa sổ 133, 3331 với Tờ khai thuế GTGT, giữa 2 tài khoản này chỉ có duy nhất 1 tài khoản có số dư. Và giữa Tờ khai và sổ cái (TK 133 và TK 3331) phải khớp nhau nếu không khớp nhau thì tìm hiểu nguyên nhân chênh lệch để điều chỉnh.

    Số dư của tài khoản 242 phải bằng với số dư cuối kỳ trên bảng phân bổ của 242. Và phát sinh bên có của tài khoản  242 phải bằng với số phân bổ trong Bảng phân bổ 242

    Số dư của tài khoản 211;213;214 phải bằng số dư cuối kỳ trên bảng phân bổ khấu hao tài sản cố định. Và số khấu hao bên có của tài khoản 214 phải bằng với bảng phân bổ khấu hao của tài sản cố định

    Đối chiếu Giữa Sổ cái của đối tượng phải thu (131;1388;136…với Bảng tổng hợp công nợ phải thu cũng như giữa sổ cái của đối tượng phải trả 331;336;338 với Bảng tổng hợp công nợ phải trả)=> 2 số liệu này phải khớp nhau. (Ngoài ra các bạn còn phải đối chiếu các tài khoản công nợ phải thu và phải trả này với biên bản đối chiếu công nợ với khách hàng và nhà cung cấp để tìm hiểu nguyên nhân chênh lệch và điều chỉnh kịp thời)

    Tài khoản 334 nếu còn số dư thì phải biết nó là số dư của khoản phải trả tiền lương tháng mấy để kịp thời điều chỉnh

    Tài khoản 3383;3384;3389 phải được đối chiếu với biên bản đối chiếu BHXH, BHYT, BHTN mà được nhận định kỳ hàng tháng , nếu có sai lệch phải biết nguyên nhân để điều chỉnh kịp thời hoặc đợi kỳ sau phải điều chỉnh

    Tài khoản doanh thu (TK 511;512) phải khớp với doanh số bán ra trên tờ khai thuế GTGT hàng tháng, GTGT hàng quý, nếu không khớp thì thường là trên bảng kê cao hơn chẳng hạn là do có những khoản xuất hóa đơn mà hạch toán vào 711 (ví dụ như thanh lý, nhượng bán tài sản cố định….)

    Tài khoản giá vốn 632 phải khớp với bảng tổng hợp nhập xuất tồn đầu ra (phần bên xuất của tài khoản 155 và tài khoản 156).

    Các tài khoản từ loại 5 đến loại 9 phát sinh bên nợ phải bằng phát sinh bên có và không có số dư cuối kỳ.

    Xem trên phần mềm bảng cân đối kế toán đã cân chưa (tức là Tổng tài sản đã bằng tổng nguồn vốn chưa). Nếu chưa cân thì tìm hiểu nguyên nhân và điều chỉnh

    Xem giữa Bảng kết quả hoạt động kinh doanh và bảng cân đối kế toán số liệu lãi hoặc lỗ trên báo cáo kết quả kinh doanh có khớp với số liệu trên bảng cân đối kế toán chỗ chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế chưa? Hải bảng này có mối quan hệ mật thiết với nhau về vấn đề này.

    Báo cáo lưu chuyển tiền tệ số liệu tiền và tương đương tiền cuối kỳ có khớp với chỉ tiêu tiền và tương đương tiền trên bảng cân đối kế toán chưa?. ? hai bảng này có mối quan hệ mật thiết với nhau về vấn đề này.

6.2 In sổ sách kế toán và Ký tên đóng dấu:

Sau khi đã kiểm tra số liệu sổ sách kế toán và chứng từ khác có liên quan: các bạn phải tiến hành in sổ sách kế toán ký tên, đóng dấu và lưu thành quyển.

    Cuối mỗi tháng (Nếu muốn in vào cuối mỗi tháng)

        In Bảng Cân đối số phát sinh; Kết quả hoạt động kinh doanh; Bảng cân đối kế toán (Không có làm Thuyết minh báo cáo tài chính và Lưu chuyển tiền tệ: 2 Báo cáo này cuối năm mới làm)

        In Sổ nhật ký chung

        Sổ nhật ký bán hàng

        Sổ nhật ký mua hàng

        Sổ quỹ tiền mặt

        Sổ nhật ký chi tiền

        Số nhật ký thu tiền

        Sau đó dựa vào Bảng cân đối số phát sinh có tất cả bao nhiêu sổ cái; Các anh chị in hết tất cả Sổ cái trong Bảng cân đối số phát sinh (Ví dụ Tk 111; Tk112; TK 131; TK 141…. đến tài khoản loại 9).

        Tiếp theo là xem những loại sổ cái công nợ phải thu và công nợ phải trả in Bảng tổng hợp công nợ phải thu và Bảng tổng hợp công nợ phải trả; Đồng thời in sổ chi tiết của từng đối tượng phải thu vả từng đối tượng phải trả

        In Bảng Tổng hợp nhập xuất tồn của hàng tồn kho (Gồm 156;155;152;153). Về mặt nguyên tắt các anh chị phải in sổ chi tiết của tất cả các mặt hàng tồn kho của tài khoản (Tk 156;TK155;TK152; Tk153)

    Cuối mỗi năm (Nếu muốn in vào cuối mỗi năm)

        In Bảng Cân đối số phát sinh; Kết quả hoạt động kinh doanh; Bảng cân đối kế toán, Thuyết minh báo cáo tài chính và lưu chuyển tiền tệ.

        In Sổ nhật ký chung cả năm.

        Sau đó dựa vào Bảng cân đối số phát sinh có tất cả bao nhiêu sổ cái; Các anh chị in hết tất cả Sổ cái trong Bảng cân đối số phát sinh.

        Tiếp theo là xem những loại sổ cái công nợ phải thu và công nợ phải trả in Bảng tổng hợp công nợ phải thu và Bảng tổng hợp công nợ phải trả; Đồng thời in sổ chi tiết của từng đối tượng phải thu vả từng đối tượng phải trả.

        In Bảng Tổng hợp nhập xuất tồn của hàng tồn kho (Gồm 156;155;152;153). Về mặt nguyên tắt các anh chị phải in sổ chi tiết của tất cả các mặt hàng tồn kho của tài khoản (Tk 156;TK155;TK152; Tk153)

Các bạn có thể tham khảo thêm một số thông tin về kế toán và thuế tại đây, hoặc có thể xem thêm những bài viết về vận dụng kế toán quản trị vào Doanh nghiệp.

Dịch vụ kế toán Cát Phượng xin gửi đến Quý Doanh Nghiệp lời chúc sức khoẻ, chúc Quý Doanh Nghiêp có một ngày vui vẻ và đạt được thành công về mọi mặt.


Trân trọng!