Tin tức
Thuế nhà thầu và hạch toán thuế nhà thầu !!
Thuế nhà thầu là một loại thuế khó, không chỉ với doanh nghiệp, mà với cả những cán bộ thuế không làm việc, tiếp súc với loại thuế này. Nhằm giúp cho các bạn hiểu thêm về thuế này, Kế toán Cát Phượng xin chia sẻ với các bạn về Thuế nhà thầu và hạch toán thuế nhà thầu!!!
Thuế nhà thầu và hạch toán thuế nhà thầu
Thuế nhà thầu là một loại thuế khó, không chỉ với doanh nghiệp, mà với cả những cán bộ thuế không làm việc, tiếp súc với loại thuế này. Nhằm giúp cho các bạn hiểu thêm về thuế này, Kế toán Cát Phượng xin chia sẻ với các bạn về Thuế nhà thầu và hạch toán thuế nhà thầu.
Thuế nhà thầu là tên gọi nôm na về nghĩa vụ thuế của các cá nhân, tổ chức nước ngoài kinh doanh ở Việt nam, hoặc có thu nhập ở Việt nam. Thuế nhà thầu cũng có đối tượng riêng và cách tính thuế riêng.
1. Đối tượng áp dụng
a. Tổ chức nước ngoài kinh doanh có cơ sở thường trú tại Việt Nam hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam; cá nhân nước ngoài kinh doanh là đối tượng cư trú tại Việt Nam hoặc không là đối tượng cư trú tại Việt Nam (sau đây gọi chung là Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài) kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng, thỏa thuận, hoặc cam kết giữa Nhà thầu nước ngoài với tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc giữa Nhà thầu nước ngoài với Nhà thầu phụ nước ngoài để thực hiện một phần công việc của Hợp đồng nhà thầu.
b. Tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa tại Việt Nam theo hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ và có phát sinh thu nhập tại Việt Nam trên cơ sở Hợp đồng ký giữa tổ chức, cá nhân nước ngoài với các doanh nghiệp tại Việt Nam (trừ trường hợp gia công và xuất trả hàng hóa cho tổ chức, cá nhân nước ngoài) hoặc thực hiện phân phối hàng hóa tại Việt Nam hoặc cung cấp hàng hóa theo điều kiện giao hàng của các điều khoản thương mại quốc tế – Incoterms mà người bán chịu rủi ro liên quan đến hàng hóa vào đến lãnh thổ Việt Nam.
c. Tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện một phần hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh phân phối hàng hóa, cung cấp dịch vụ tại Việt Nam trong đó tổ chức, cá nhân nước ngoài vẫn là chủ sở hữu đối với hàng hóa giao cho tổ chức Việt Nam hoặc chịu trách nhiệm về chi phí phân phối, quảng cáo, tiếp thị, chất lượng dịch vụ, chất lượng hàng hóa giao cho tổ chức Việt Nam hoặc ấn định giá bán hàng hóa hoặc giá cung ứng dịch vụ; bao gồm cả trường hợp uỷ quyền hoặc thuê một số tổ chức Việt Nam thực hiện một phần dịch vụ phân phối, dịch vụ khác liên quan đến việc bán hàng hóa tại Việt Nam.
d. Tổ chức, cá nhân nước ngoài thông qua tổ chức, cá nhân Việt Nam để thực hiện việc đàm phán, ký kết các hợp đồng đứng tên tổ chức, cá nhân nước ngoài.
e. Tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, phân phối tại thị trường Việt Nam, mua hàng hóa để xuất khẩu, bán hàng hóa cho thương nhân Việt Nam theo pháp luật về thương mại.
2. Đối tượng không áp dụng:
a. Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam theo quy định của Luật Đầu tư, Luật Dầu khí, Luật các Tổ chức tín dụng.
b. Tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện cung cấp hàng hóa cho tổ chức, cá nhân Việt Nam không kèm theo các dịch vụ được thực hiện tại Việt Nam dưới các hình thức:
– Giao hàng tại cửa khẩu nước ngoài: người bán chịu mọi trách nhiệm, chi phí, rủi ro liên quan đến việc xuất khẩu hàng và giao hàng tại cửa khẩu nước ngoài; người mua chịu mọi trách nhiệm, chi phí, rủi ro liên quan đến việc nhận hàng, chuyên chở hàng từ cửa khẩu nước ngoài về đến Việt Nam (kể cả trường hợp giao hàng tại cửa khẩu nước ngoài có kèm điều khoản bảo hành là trách nhiệm và nghĩa vụ của người bán).
– Giao hàng tại cửa khẩu Việt Nam: người bán chịu mọi trách nhiệm, chi phí, rủi ro liên quan đến hàng hóa cho đến điểm giao hàng tại cửa khẩu Việt Nam; người mua chịu mọi trách nhiệm, chi phí, rủi ro liên quan đến việc nhận hàng, chuyên chở hàng từ cửa khẩu Việt Nam (kể cả trường hợp giao hàng tại cửa khẩu Việt Nam có kèm điều khoản bảo hành là trách nhiệm và nghĩa vụ của người bán).
c. Tổ chức, cá nhân nước ngoài có thu nhập từ dịch vụ được cung cấp và tiêu dùng ngoài Việt Nam.
d. Tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện cung cấp dịch vụ dưới đây cho tổ chức, cá nhân Việt Nam mà các dịch vụ được thực hiện ở nước ngoài:
– Sửa chữa phương tiện vận tải (tàu bay, động cơ tàu bay, phụ tùng tàu bay, tàu biển), máy móc, thiết bị (kể cả đường cáp biển, thiết bị truyền dẫn), có bao gồm hoặc không bao gồm vật tư, thiết bị thay thế kèm theo;
– Quảng cáo, tiếp thị (trừ quảng cáo, tiếp thị trên internet);
e. Tổ chức, cá nhân nước ngoài sử dụng kho ngoại quan, cảng nội địa (ICD) làm kho hàng hóa để phụ trợ cho hoạt động vận tải quốc tế, quá cảnh, chuyển khẩu, lưu trữ hàng hoặc để cho doanh nghiệp khác gia công.
3. Người nộp thuế
– Người nộp thuế nhà thầu là những cá nhân, tổ chức kinh tế tại Việt nam, được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam, tổ chức đăng ký hoạt động theo pháp luật Việt Nam, tổ chức khác và cá nhân sản xuất kinh doanh: mua dịch vụ, dịch vụ gắn với hàng hóa hoặc trả thu nhập phát sinh tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng nhà thầu hoặc hợp đồng nhà thầu phụ; mua hàng hóa theo hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ hoặc theo các điều khoản thương mại quốc tế (Incoterms); thực hiện phân phối hàng hóa, cung cấp dịch vụ thay cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam(sau đây gọi chung là Bên Việt Nam)
– Người nộp thuế có trách nhiệm khấu trừ số thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp hướng dẫn (tại Mục 3 Chương II Thông tư 103/2014/TT-BTC) trước khi thanh toán cho Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài.
4. Các loại thuế áp dụng
a. Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài là tổ chức kinh doanh thực hiện nghĩa vụ thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) theo hướng dẫn tại Thông tư này.
b. Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài là cá nhân nước ngoài kinh doanh thực hiện nghĩa vụ thuế GTGT theo hướng dẫn tại Thông tư này, thuế thu nhập cá nhân (TNCN) theo pháp luật về thuế TNCN.
c. Đối với các loại thuế, phí và lệ phí khác, Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài thực hiện theo các văn bản pháp luật về thuế, phí và lệ phí khác hiện hành.
5.Cách hạch toán lên sổ kế toán
Căn cứ giá trị hợp đồng và việc tính thuế nhà thầu theo công thức ở trên, việc hạch toán như sau:
Giả sử thông tin hợp đồng và kết quả tính như sau: Giá trị hợp đồng: 100, VAT: 9, CIT: 11
5.1 Nếu hợp đồng là NET
a. Hạch toán công nợ phải trả nhà thầu nước ngoài
Nợ TK 627; 642 100
Có TK 331 100
b. Hạch toán thuế VAT và CIT
Nợ TK 133 9 (VAT được khấu trừ)
Nợ TK 627; 642 11 (CIT được tính vào CP tính thuế TNDN)
Có TK 3338 20
c. Nộp thuế
Nợ TK 3338 20
Có TK 112 20
5.2 Nếu hợp đồng là GROSS
a. Hạch toán công nợ và thuế
Nợ TK 627, 642 80
Nợ TK 811 11 (CIT ko được tính vào CP tính thuế TNDN)
Nợ TK 133 9 (VAT dược khấu trừ)
Có TK 331 80
Có TK 3338 20
b. Nộp thuế
Nợ TK 3338 20
Có TK 112 20
5.3 Nếu hợp đồng là chưa gồm VAT (CIT nhà thầu chịu)
a. Hạch toán công nợ và thuế
Nợ TK 627; 642 89
Nợ TK 811 11 (CIT ko được tính vào CP tính thuế TNDN)
Nợ TK 133 9 (VAT được khấu trừ)
Có TK 331 89
Có TK 3338 20
b. Nộp thuế
Nợ TK 3338 20
Có TK 112 20
Khi thực hiện thuê nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài các bạn cần xác định rõ điều khoản giá trị hợp đồng và phần thuế phải chịu của mỗi bên để tính toán và hạch toán phù hợp.
Thuế nhà thầu là một loại thuế khó, không chỉ với doanh nghiệp, mà với cả những cán bộ thuế không làm việc, tiếp súc với loại thuế này. Nhằm giúp cho các bạn hiểu thêm về thuế này, Kế toán Cát Phượng xin chia sẻ với các bạn về Thuế nhà thầu và hạch toán thuế nhà thầu.
Thuế nhà thầu là tên gọi nôm na về nghĩa vụ thuế của các cá nhân, tổ chức nước ngoài kinh doanh ở Việt nam, hoặc có thu nhập ở Việt nam. Thuế nhà thầu cũng có đối tượng riêng và cách tính thuế riêng.
1. Đối tượng áp dụng
a. Tổ chức nước ngoài kinh doanh có cơ sở thường trú tại Việt Nam hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam; cá nhân nước ngoài kinh doanh là đối tượng cư trú tại Việt Nam hoặc không là đối tượng cư trú tại Việt Nam (sau đây gọi chung là Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài) kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng, thỏa thuận, hoặc cam kết giữa Nhà thầu nước ngoài với tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc giữa Nhà thầu nước ngoài với Nhà thầu phụ nước ngoài để thực hiện một phần công việc của Hợp đồng nhà thầu.
b. Tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa tại Việt Nam theo hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ và có phát sinh thu nhập tại Việt Nam trên cơ sở Hợp đồng ký giữa tổ chức, cá nhân nước ngoài với các doanh nghiệp tại Việt Nam (trừ trường hợp gia công và xuất trả hàng hóa cho tổ chức, cá nhân nước ngoài) hoặc thực hiện phân phối hàng hóa tại Việt Nam hoặc cung cấp hàng hóa theo điều kiện giao hàng của các điều khoản thương mại quốc tế – Incoterms mà người bán chịu rủi ro liên quan đến hàng hóa vào đến lãnh thổ Việt Nam.
c. Tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện một phần hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh phân phối hàng hóa, cung cấp dịch vụ tại Việt Nam trong đó tổ chức, cá nhân nước ngoài vẫn là chủ sở hữu đối với hàng hóa giao cho tổ chức Việt Nam hoặc chịu trách nhiệm về chi phí phân phối, quảng cáo, tiếp thị, chất lượng dịch vụ, chất lượng hàng hóa giao cho tổ chức Việt Nam hoặc ấn định giá bán hàng hóa hoặc giá cung ứng dịch vụ; bao gồm cả trường hợp uỷ quyền hoặc thuê một số tổ chức Việt Nam thực hiện một phần dịch vụ phân phối, dịch vụ khác liên quan đến việc bán hàng hóa tại Việt Nam.
d. Tổ chức, cá nhân nước ngoài thông qua tổ chức, cá nhân Việt Nam để thực hiện việc đàm phán, ký kết các hợp đồng đứng tên tổ chức, cá nhân nước ngoài.
e. Tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, phân phối tại thị trường Việt Nam, mua hàng hóa để xuất khẩu, bán hàng hóa cho thương nhân Việt Nam theo pháp luật về thương mại.
2. Đối tượng không áp dụng:
a. Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam theo quy định của Luật Đầu tư, Luật Dầu khí, Luật các Tổ chức tín dụng.
b. Tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện cung cấp hàng hóa cho tổ chức, cá nhân Việt Nam không kèm theo các dịch vụ được thực hiện tại Việt Nam dưới các hình thức:
– Giao hàng tại cửa khẩu nước ngoài: người bán chịu mọi trách nhiệm, chi phí, rủi ro liên quan đến việc xuất khẩu hàng và giao hàng tại cửa khẩu nước ngoài; người mua chịu mọi trách nhiệm, chi phí, rủi ro liên quan đến việc nhận hàng, chuyên chở hàng từ cửa khẩu nước ngoài về đến Việt Nam (kể cả trường hợp giao hàng tại cửa khẩu nước ngoài có kèm điều khoản bảo hành là trách nhiệm và nghĩa vụ của người bán).
– Giao hàng tại cửa khẩu Việt Nam: người bán chịu mọi trách nhiệm, chi phí, rủi ro liên quan đến hàng hóa cho đến điểm giao hàng tại cửa khẩu Việt Nam; người mua chịu mọi trách nhiệm, chi phí, rủi ro liên quan đến việc nhận hàng, chuyên chở hàng từ cửa khẩu Việt Nam (kể cả trường hợp giao hàng tại cửa khẩu Việt Nam có kèm điều khoản bảo hành là trách nhiệm và nghĩa vụ của người bán).
c. Tổ chức, cá nhân nước ngoài có thu nhập từ dịch vụ được cung cấp và tiêu dùng ngoài Việt Nam.
d. Tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện cung cấp dịch vụ dưới đây cho tổ chức, cá nhân Việt Nam mà các dịch vụ được thực hiện ở nước ngoài:
– Sửa chữa phương tiện vận tải (tàu bay, động cơ tàu bay, phụ tùng tàu bay, tàu biển), máy móc, thiết bị (kể cả đường cáp biển, thiết bị truyền dẫn), có bao gồm hoặc không bao gồm vật tư, thiết bị thay thế kèm theo;
– Quảng cáo, tiếp thị (trừ quảng cáo, tiếp thị trên internet);
e. Tổ chức, cá nhân nước ngoài sử dụng kho ngoại quan, cảng nội địa (ICD) làm kho hàng hóa để phụ trợ cho hoạt động vận tải quốc tế, quá cảnh, chuyển khẩu, lưu trữ hàng hoặc để cho doanh nghiệp khác gia công.
3. Người nộp thuế
– Người nộp thuế nhà thầu là những cá nhân, tổ chức kinh tế tại Việt nam, được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam, tổ chức đăng ký hoạt động theo pháp luật Việt Nam, tổ chức khác và cá nhân sản xuất kinh doanh: mua dịch vụ, dịch vụ gắn với hàng hóa hoặc trả thu nhập phát sinh tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng nhà thầu hoặc hợp đồng nhà thầu phụ; mua hàng hóa theo hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ hoặc theo các điều khoản thương mại quốc tế (Incoterms); thực hiện phân phối hàng hóa, cung cấp dịch vụ thay cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam(sau đây gọi chung là Bên Việt Nam)
– Người nộp thuế có trách nhiệm khấu trừ số thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp hướng dẫn (tại Mục 3 Chương II Thông tư 103/2014/TT-BTC) trước khi thanh toán cho Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài.
4. Các loại thuế áp dụng
a. Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài là tổ chức kinh doanh thực hiện nghĩa vụ thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) theo hướng dẫn tại Thông tư này.
b. Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài là cá nhân nước ngoài kinh doanh thực hiện nghĩa vụ thuế GTGT theo hướng dẫn tại Thông tư này, thuế thu nhập cá nhân (TNCN) theo pháp luật về thuế TNCN.
c. Đối với các loại thuế, phí và lệ phí khác, Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài thực hiện theo các văn bản pháp luật về thuế, phí và lệ phí khác hiện hành.
5.Cách hạch toán lên sổ kế toán
Căn cứ giá trị hợp đồng và việc tính thuế nhà thầu theo công thức ở trên, việc hạch toán như sau:
Giả sử thông tin hợp đồng và kết quả tính như sau: Giá trị hợp đồng: 100, VAT: 9, CIT: 11
5.1 Nếu hợp đồng là NET
a. Hạch toán công nợ phải trả nhà thầu nước ngoài
Nợ TK 627; 642 100
Có TK 331 100
b. Hạch toán thuế VAT và CIT
Nợ TK 133 9 (VAT được khấu trừ)
Nợ TK 627; 642 11 (CIT được tính vào CP tính thuế TNDN)
Có TK 3338 20
c. Nộp thuế
Nợ TK 3338 20
Có TK 112 20
5.2 Nếu hợp đồng là GROSS
a. Hạch toán công nợ và thuế
Nợ TK 627, 642 80
Nợ TK 811 11 (CIT ko được tính vào CP tính thuế TNDN)
Nợ TK 133 9 (VAT dược khấu trừ)
Có TK 331 80
Có TK 3338 20
b. Nộp thuế
Nợ TK 3338 20
Có TK 112 20
5.3 Nếu hợp đồng là chưa gồm VAT (CIT nhà thầu chịu)
a. Hạch toán công nợ và thuế
Nợ TK 627; 642 89
Nợ TK 811 11 (CIT ko được tính vào CP tính thuế TNDN)
Nợ TK 133 9 (VAT được khấu trừ)
Có TK 331 89
Có TK 3338 20
b. Nộp thuế
Nợ TK 3338 20
Có TK 112 20
Khi thực hiện thuê nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài các bạn cần xác định rõ điều khoản giá trị hợp đồng và phần thuế phải chịu của mỗi bên để tính toán và hạch toán phù hợp.
Các bạn có thể tham khảo thêm một số nội dung về kế toán và thuế tại đây
Dịch vụ kế toán Cát Phượng xin gửi đến Quý Doanh Nghiệp lời chúc sức khoẻ, chúc Quý Doanh Nghiệp có một ngày vui vẻ và đạt được thành công về mọi mặt.
Trân trọng !Các tin khác
-
» Doanh nghiệp cần chuẩn bị những gì khi kiểm tra quyết toán thuế? (24/07)
-
» Mới thành lập doanh nghiệp xong, nhận được giấy phép rồi mà không biết bước tiếp theo là làm gì? Liên hệ với cơ quan nào? (23/07)
-
» Phân tích mặt lợi ích và hạn chế của việc thành lập Hộ kinh doanh và thành lập doanh nghiệp (20/07)
-
» Xin hỏi về thông tin hoạt động dịch vụ môi giới bán hàng cho công ty nước ngoài bán hàng vào Việt Nam? (19/07)
-
» Tiêu Chí Đánh Giá và Tìm Kiếm Một Dịch Vụ Kế Toán Phù Hợp (18/07)
-
» BƯỚC NGOẶT QUYẾT TOÁN VÀ SỰ KHÉO LÉO CỦA DỊCH VỤ KẾ TOÁN (17/07)
-
» Cái Khó của Doanh Nghiệp Khi Tìm Kiếm Dịch Vụ Kế Toán Uy Tín (16/07)
-
» Trong thời gian tạm ngừng hoạt động, kinh doanh Doanh nghiệp (người nộp thuế) phải có trách nhiệm thực hiện gì (25/05)
-
» Các trường hợp tính doanh thu tính thuế thu nhập doanh nghiệp (22/05)
-
» Phân biệt đối tượng chịu thuế và không chịu thuế giá trị gia tăng (21/05)