Tin tức

Một số việc cần làm sau khi nhận được giấy phép đăng ký kinh doanh năm 2023

Một số lưu ý cần làm cho công ty mới thành lập năm 2023

Sau khi đăng ký thành lập công ty thành công và nhận được Giấy phép đăng ký kinh doanh. Công ty cần tiến hành một số thủ tục cần thiết để chính thức đi vào hoạt động. Sau đây, Kế Toán Cát Phượng xin gửi đến Quý bạn một số công việc pháp lý cần làm sau khi thành lập công ty mới nhất.

 

1.Mở tài khoản ngân hàng

Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì công ty cần liên hệ các Ngân hàng tại Việt Nam để tiến hành mở tài khoản thanh toán cho công ty mình.

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có tài khoản ngân hàng, Công ty phải thực hiện thông báo với cơ quan thuế quản lý trực tiếp - xem chi tiết tại công việc "Thay đổi nội dung đăng ký thuế"

 

2. Khắc mẫu con dấu

Công ty có quyền quyết định số lượng, hình thức, nội dung và mẫu con dấu của doanh nghiệp; trừ trường hợp Điều lệ doanh nghiệp có quy định khác.

Mỗi công ty có một mẫu con dấu thống nhất về nội dung, hình thức và kích thước. Tức là, Công ty có bao nhiêu con dấu cũng được, nhưng tất cả chúng đều phải thống nhất

 

3. Khai lệ phí môn bài

Công ty có trách nhiệm kê khai lệ phí môn bài khi mới ra hoạt động kinh doanh cho Chi cục Thuế quản lý trực tiếp.

Trường hợp doanh nghiệp có chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh (sau đây gọi chung là Đơn vị phụ thuộc) kinh doanh ở cùng địa phương cấp tỉnh; thì, doanh nghiệp thực hiện khai lệ phí môn bài cho các Đơn vị phụ thuộc đó với Chi cục Thuế quản lý trực tiếp của công ty.

Trường hợp Công ty có Đơn vị phụ thuộc kinh doanh ở khác địa phương cấp tỉnh; thì, các Đơn vị phụ thuộc đó tự khai, nộp lệ phí môn bài với Chi cục Thuế quản lý trực tiếp mình.

Công ty và Đơn vị phụ thuộc khai lệ phí môn bài một lần khi mới ra hoạt động, kinh doanh, chậm nhất là vào ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh;

Trường hợp mới thành lập nhưng chưa hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải khai lệ phí môn bài trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động.

 

4. Bổ nhiệm kế toán trưởng, người phụ trách kế toán

Tùy thuộc vào quy mô hoạt động, yêu cầu quản lý mà doanh nghiệp tổ chức bộ máy làm kế toán của mình; đó có thể là Phòng/Ban Kế toán, thuê dịch vụ làm kế toán,….

Tuy nhiên, dù tổ chức theo hình thức nào, bao nhiêu người làm kế toán đi nữa; thì, doanh nghiệp nhất định phải có Kế toán trưởng, trừ trường hợp là doanh nghiệp siêu nhỏ.

 

5. Đăng ký thuế lần đầu

Hiện nay, các thông tin đăng ký thuế ban đầu, Công ty chỉ phải cung cấp trong tờ khai đăng ký thành lập doanh nghiệp ở Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư; chứ không phải thực hiện đăng ký thuế ban đầu với cơ quan quản lý thuế trực tiếp (Chi cục thuế quận / huyện nơi doanh nghiệp đăng ký hoạt động) nữa.

 

6. Treo biển hiệu tại doanh nghiệp

Biển hiệu có thể làm dưới dạng ngang hoặc dọc, với giới hạn kích thước như sau:

- Đối với biển hiệu ngang thì chiều cao tối đa là 02 mét (m), chiều dài không vượt quá chiều ngang mặt tiền nhà;

- Đối với biển hiệu dọc thì chiều ngang tối đa là 01 mét (m), chiều cao tối đa là 04 mét (m) nhưng không vượt quá chiều cao của tầng nhà nơi đặt biển hiệu.

Biển hiệu không được che chắn không gian thoát hiểm, cứu hoả; không được lấn ra vỉa hè, lòng đường, ảnh hưởng đến giao thông công cộng.

 

7. Lập sổ đăng ký thành viên, sổ đăng ký cổ đông

Công ty phải lập sổ đăng ký thành viên, đăng ký cổ đông ngay sau khi có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và lưu trữ tại trụ sở chính Công ty hoặc trung tâm lưu ký chứng khoán đối với sổ đăng ký cổ đông.

 

8. Đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế giá trị gia tăng

Có 02 phương pháp tính thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi tắt là GTGT), đó là:

- Phương pháp tính trực tiếp, bao gồm: tính bằng tỷ lệ % nhân với doanh thu và tính bằng GTGT nhân với thuế suất thuế GTGT (chỉ áp dụng với hoạt động mua, bán, chế tác vàng, bạc, đá quý).

- Phương pháp khấu trừ thuế.

Các Công ty mới thành lập hiện nay có thể tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế:

+ Công ty mới thành lập từ dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh đang hoạt động nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.

+ Công ty mới thành lập có thực hiện đầu tư, mua sắm, nhận góp vốn bằng tài sản cố định, máy móc, thiết bị, công cụ, dụng cụ hoặc có hợp đồng thuê địa điểm kinh doanh.

 

9. Áp dụng hóa đơn
Hiện nay các Công ty đều áp dụng hoá đơn theo Thông tư số 78/2021/TT-BTC của Bộ Tài Chính
Thông tư 78/2021/TT-BTC của Bộ Tài Chính ban hành ngày 17/09/2021 quy định về việc thực hiện một số điều của Luật Quản lý thuế ngày 13/06/2019, Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của CP quy định về hóa đơn và chứng từ.

 

10. Khai trình sử dụng lao động lần đầu khi bắt đầu hoạt động

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bắt đầu hoạt động, doanh nghiệp phải khai trình việc sử dụng lao động với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (nếu doanh nghiệp thuộc khu công nghiệp) nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện.

 

11. Thông báo về số lao động làm việc tại doanh nghiệp mới thành lập

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thành lập, doanh nghiệp có trách nhiệm gửi Thông báo ban đầu về số lao động đang làm việc tại đơn vị (Mẫu số 28 ban hành kèm theo Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH) về Trung tâm dịch vụ việc làm nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.

 

12. Xây dựng Thang lương, Bảng lương

Doanh nghiệp nhất thiết phải xây dựng Thang lương, Bảng lương của mình. Đây là cơ sở để thực hiện tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động.

Doanh nghiệp phải căn cứ theo Mức lương tối thiểu vùng hiện hành để quy định mức lương cho từng chức danh, công việc, nhóm công việc sao cho phù hợp với các nguyên tắc mà pháp luật quy định.


13. Lưu ý về Ngành, nghề kinh doanh có điều kiện

Khi thành lập, Công ty hãy lưu ý đến ngành, nghề kinh doanh của mình, nếu thuộc những ngành, nghề kinh doanh có điều kiện thì doanh nghiệp phải đảm bảo các điều kiện và phải bảo đảm xuyên suốt trong quá trình kinh doanh của mình.

Đối với một số ngành, nghề chỉ cần đáp ứng đủ các điều kiện trong suốt quá trình kinh doanh. Đối với nhiều ngành, nghề thì phải cần giấy phép, giấy chứng nhận đủ điều kiện... trước khi kinh doanh.

 

14.CÁC LOẠI THUẾ CƠ BẢN CÔNG TY PHẢI NỘP NHƯ SAU:
Thuế môn bài.
Thuế giá trị gia tăng.
Thuế thu nhập doanh nghiệp.
Thuế xuất khẩu, nhập khẩu (nếu có hoạt động xuất nhập khẩu).
Thuế tài nguyên.
Thuế tiêu thụ đặc biệt.

 

15.CÁC MỐC THỜI GIAN NỘP TỜ KHAI THUẾ VÀ NỘP THUẾ
Đối với thuế môn bài: Căn cứ Nghị định số Nghị định 22/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 139/2016/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 25/02/2020 thì doanh nghiệp thành lập năm 2020 (từ sau ngày 25/02/2020) sẽ được miễn lệ phí môn bài, tuy nhiên doanh nghiệp vẫn phải kê khai và nộp tờ thuế môn bài.
Thời gian kê khai lệ phí môn bài và nộp tờ khai: Người nộp lệ phí mới ra hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc mới thành lập; doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển từ hộ kinh doanh thực hiện khai lệ phí môn bài và nộp Tờ khai cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp trước ngày 30 tháng 01 năm sau năm mới ra hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc mới thành lập.


16 THỜI HẠN NỘP TỜ KHAI VÀ NỘP THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG (Nếu có)
Tờ khai quý 1: Hạn chậm nhất là ngày 30/04.
Tờ khai quý 2: Hạn chậm nhất là ngày 30/07.
Tờ khai quý 3: Hạn chậm nhất là ngày 30/10.
Tờ khai quý 4: Hạn chậm nhất là ngày 30/01 năm sau.

 

17.THỜI HẠN NỘP TIỀN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠM TÍNH (nếu có) KHÔNG PHẢI NỘP TỜ KHAI
Quý 1: Hạn chậm nhất là ngày 30/04
Quý 2: Hạn chậm nhất là ngày 30/07
Quý 3: Hạn chậm nhất là ngày 30/10
Quý 4: Hạn chậm nhất là ngày 30/01 năm sau.
Doanh nghiệp tự cân đối mức thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính và sau đó cuối năm tổng hợp doanh thu, chi phí để quyết toán tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong năm (nếu có).

 

18.THỜI HẠN NỘP BÁO CÁO TÀI CHÍNH NĂM: 
Hạn nộp chậm nhất báo cáo tài chính năm trước là ngày 30/03 năm sau.

 

19.NHỮNG LƯU Ý VỀ KÊ KHAI THUẾ KHI THÀNH LẬP CÔNG TY (Lưu ý để tránh bị phạt không đáng có)
Doanh nghiệp không phát sinh hóa đơn đầu vào và đầu ra thì đến thời hạn kê khai và nộp thuế công ty vẫn phải nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng (VAT).
Doanh nghiệp lưu ý dù công ty không phát sinh hoạt động kinh doanh vẫn phải lập và nộp báo cáo tài chính cho năm hoạt động.

 

Để biết thêm thông tin về dịch vụ thành lập công ty cũng như kê khai báo thuế Quý bạn liên hệ Kế Toán Cát Phượng qua Số Điện thoại | Zalo: 0985 530 657
Chúng tôi rất mong được hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc của Quý bạn

CHÚC QUÝ BẠN LUÔN MAY MẮN THÀNH CÔNG
DỊCH VỤ KẾ TOÁN CÁT PHƯƠNG