Tin tức

Công ty mới có 6 việc cần làm ngay sau khi thành lập doanh nghiệp

Sau khi thành lập, doanh nghiệp đã chính thức có tư cách pháp lý, được nhân danh chính mình để giao kết hợp đồng và thực hiện những hoạt động sản xuất - kinh doanh khác. Tuy nhiên, để việc vận hành thuận lợi và tránh việc bị phạt, công ty cần thực hiện ngay những công việc dưới đây.

Công ty mới có 6 việc cần làm ngay sau khi thành lập doanh nghiệp.Dưới đây là những hướng dẫn chi tiết, cụ thể đối với từng nội dung Kế Toán Cát Phượng gửi đến bạn.
 
Sau khi thành lập, doanh nghiệp đã chính thức có tư cách pháp lý, được nhân danh chính mình để giao kết hợp đồng và thực hiện những hoạt động sản xuất - kinh doanh khác. Tuy nhiên, để việc vận hành thuận lợi và tránh việc bị phạt, công ty cần thực hiện ngay những công việc dưới đây.

 

1. TREO BIỂN TÊN CÔNG TY
Khoản 4 Điều 37 Luật DN hiện hành đã chỉ rõ: Tên công ty phải được gắn tại trụ sở chính. Do đó, việc doanh nghiệp không treo bảng hiệu có thể bị xử phạt hành chính hoặc nặng hơn là bị khóa mã số thuế.

Như vậy, để tránh hậu quả nêu trên, ngay sau khi có đăng ký kinh doanh, công ty có thể chụp ảnh hoặc gửi bản photo cho các đơn vị làm biển quảng cáo, biển tên doanh nghiệp thiết kế theo yêu cầu. Để tiết kiệm chi phí, có thể sử dụng biển tên bằng mika, kích thước từ 20 x 30 cm; 25x35 cm,... để treo biển tên công ty theo đúng quy định pháp luật

 

2. ĐĂNG KÝ VÀ KÍCH HOẠT CHỮ KÝ SỐ ĐIỆN TỬ


2.1 CHỮ KÝ SỐ DOANH NGHIỆP ĐƯỢC QUY ĐỊNH TẠI KHOẢN 6 ĐIỀU 3 NGHỊ ĐỊNH 130/2018/NĐ-CP NHƯ SAU:
“Chữ ký số doanh nghiệp là một dạng chữ ký điện tử được tạo ra bằng sự biến đổi một thông điệp dữ liệu; sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng. Theo đó, người nhận được thông điệp dữ liệu ban đầu; có thể xác nhận định danh nguồn gốc và trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp đã ký số.
Việc biến đổi nêu trên được tạo ra bằng đúng khóa bí mật tương ứng; với khóa công khai trong cùng một cặp khóa;
Sự toàn vẹn nội dung của thông điệp dữ liệu kể từ khi thực hiện việc biến đổi nêu trên.
Nếu chữ ký số cá nhân có giá trị như chữ ký tay thì chữ ký số cho doanh nghiệp chính là “con dấu điện tử” xác nhận văn bản này thuộc doanh nghiệp, tổ chức và được thừa nhận về  mặt pháp lý.


2.2 CHỨC NĂNG CỦA CHỮ KÝ SỐ LÀ GÌ?
Chữ ký số cho doanh nghiệp giúp ích rất lớn trong việc xử lý các giao dịch điện tử, dịch vụ công trực tuyến, hợp đồng online. Cụ thể như sau:
Kê khai nộp thuế, Hải quan 
Ký số trên Hóa đơn điện tử
Đóng Bảo hiểm xã hội,, tăng/giảm lao động
Đăng ký kinh doanh, tạm ngừng kinh doanh
Giao dịch qua ngân hàng điện tử, chứng khoán điện tử
Đấu thầu điện tử
Ký kết hợp đồng qua email
Trao đổi dữ liệu giữa cá nhân – tổ chức Nhà nước


2.3 CÁCH ĐĂNG KÝ CHỮ KÝ SỐ
Thủ tục đăng chữ ký số cho doanh nghiệp sẽ phức tạp và mất nhiều thời gian hơn so với chữ ký số cá nhân, theo các bước thực hiện như sau:

- Bước 1: Lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số
Bước này rất quan trọng vì bạn cần cân nhắc chọn ra đơn vị cung cấp dịch vụ số an toàn, chất lượng và hỗ trợ tốt cho khách hàng. Đơn vị được chọn cần phải đáp ứng một số yêu cầu:

Được cấp phép cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp.
Có chứng thư số do Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia cấp.
Chúng tôi gợi ý cho bạn một số đơn vị cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số cho doanh nghiệp tại đây, hãy tham khảo nhé!

 

Bước 2: Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ và mua chữ ký số
Doanh nghiệp tiến hành chuẩn bị hồ sơ để gửi cho Đơn vị cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số cho doanh nghiệp. Bộ hồ sơ cần đầy đủ các giấy tờ như:

Giấy phép đăng ký doanh nghiệp (Bản sao có công chứng)
Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân/ Hộ chiếu của người đại diện doanh nghiệp (Bản sao có công chứng)
Giấy phép đăng ký kinh doanh hoặc Bản sao có công chứng giấy phép hoạt động (Bản sao có công chứng)
Cách đăng ký chữ ký số cho doanh nghiệp
Cách đăng ký chữ ký số cho doanh nghiệp

 

- Bước 3: Doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ và mua chữ ký số
Sau khi đơn vị cung cấp nhận được thông tin của doanh nghiệp thì sẽ gửi giấy xác nhận lại thông tin khách hàng kèm theo giấy đăng ký cấp chứng thư công cộng.
Để tiền hành hoàn thiện thủ tục đăng ký chữ ký số cho doanh nghiệp và tránh trường hợp chữ ký số bị khóa, doanh nghiệp cần tiếp tục gửi bộ hồ sơ trên về cho đơn vị chứng thực chữ ký số để nhận được chữ ký số.
Bộ hồ sơ này gồm các giấy tờ:

CMND/CCCD người đại diện theo pháp luật (Đóng mộc treo)
Giấy phép đăng ký kinh doanh (Đóng mộc treo)
Giấy xác nhận thông tin KH (Ký tên, đóng dấu)
Giấy đăng ký cấp chứng thư công cộng (Ký tên, đóng dấu)

 

3. KÊ KHAI VÀ NỘP LỆ PHÍ MÔN BÀI
2.1 NỘP TỜ KHAI
Hiện nay, các doanh nghiệp mới thành lập được miễn lệ phí môn bài trong năm đầu thành lập hoặc sản xuất – kinh doanh theo Điều 3 Nghị định số 139/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Điểm c Khoản 1 Điều 1 Nghị định 22/2020/NĐ-CP. Tuy nhiên, công ty vẫn cần nộp tờ khai lệ phí môn bài.

Theo khoản 1 Điều 10 Nghị định 126/2020/NĐ-CP, thời hạn nộp tờ khai chậm nhất là ngày 30/01 năm sau năm thành lập hoặc bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh. Nếu trong năm có thay đổi về vốn thì người nộp lệ phí môn bài nộp hồ sơ khai lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30/01 năm sau năm phát sinh thông tin thay đổi.

 

2.2 NỘP LỆ PHÍ MÔN BÀI
Mức thuế môn bài mà doanh nghiệp phải đóng hàng năm tùy thuộc vào vốn điều lệ của công ty, cụ thể:

VỐN ĐIỀU LỆ LỆ PHÍ MÔN BÀI PHẢI NỘP
- Từ 10 tỷ đồng trở xuống    2 triệu đồng/năm
- Trên 10 tỷ đồng     3 triệu đồng/năm

 

Căn cứ nội dung Khoản 1 và Khoản 4 Điều 5 nghị định 139/2016/NĐ-CP, thời hạn thuế môn bài của công ty mới thành lập được quy định cụ thể như sau:

- Doanh nghiệp mới thành lập: nộp thuế trước ngày 30/01 của năm sau năm mới thành lập (Ví dụ: Công ty thành lập từ ngày 05/01/2023 thì hạn cuối cùng để nộp thuế là ngày 30/01/2024).

- Doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh (bao gồm cả chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh) kết thúc thời gian được miễn lệ phí môn bài (năm thứ 4 kể từ năm thành lập doanh nghiệp) nộp lệ phí môn bài như sau:

+ Trường hợp kết thúc thời gian miễn lệ phí môn bài trong 6 tháng đầu năm: công ty được phép nộp lệ phí chậm nhất đến ngày 30/7 của năm kết thúc thời gian miễn.

+ Trường hợp kết thúc thời gian miễn lệ phí môn bài trong 6 tháng cuối năm: hạn cuối công ty được phép nộp lệ phí là ngày 30/01 của năm liền kề năm kết thúc thời gian miễn.

6 việc cần làm ngay sau khi thành lập doanh nghiệp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4. MỞ TÀI KHOẢN NGÂN HÀNG, ĐĂNG KÝ KHAI VÀ NỘP THUẾ ĐIỆN TỬ
Hiện nay không có quy định nào bắt buộc phải doanh nghiệp phải mở tài khoản ngân hàng, tuy nhiên việc có tài khoản giao dịch online đem lại một số lợi ích, như:

- Nộp thuế mà không phải đến trực tiếp ngân hàng hoặc kho bạc;

- Thể hiện tính chuyên nghiệp của doanh nghiệp trước đối tác và khách hàng;

- Thuận tiện trong giao dịch với khách hàng; tiết kiệm thời gian, chi phí;

- Kiểm soát, quản lý tốt việc chi tiêu cũng như vấn đề tài chính của doanh nghiệp;

+ Chứng minh hợp lệ đối với hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị thanh toán từ 20 triệu đồng trở lên. (Căn cứ: Điểm b khoản 1 Điều 9 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2013)…

Đồng thời, pháp luật doanh nghiệp hiện hành không yêu cầu doanh nghiệp thông báo số tài khoản ngân hàng cho Sở Kế hoạch - Đầu tư nữa, nhưng sau khi nhận có tài khoản ngân hàng, công ty vẫn phải điền thông tin trên Mẫu 08-MST Thông tư 105/2020/TT-BTC để bổ sung thêm “Thông tin đăng ký mới” rồi tiến hành thông báo cho Chi cục thuế đang quản lý trực tiếp tại nơi đặt trụ sở.

 

5. ĐĂNG KÝ MUA VÀ PHÁT HÀNH HOÁ ĐƠN ĐIỆN TỬ
Theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP, 100% doanh nghiệp phải sử dụng hóa đơn điện tử. Vì vậy, nếu không chuyển dữ liệu điện tử cho cơ quan thuế hoặc chuyển dữ liệu muộn hơn so với thời hạn quy định thì có thể bị xử phạt hành chính lên tới 20 triệu đồng (Căn cứ: Điều 30 Nghị định 125/2020/NĐ-CP).

 

6. LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP TÍNH THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ GỬI THÔNG BÁO ĐẾN CƠ QUAN QUẢN LÝ THUẾ 
Khi mới thành lập, công ty cần lựa chọn phương pháp tính thuế GTGT phù hợp, việc này không chỉ ảnh hưởng lớn đến số thuế GTGT phải nộp hàng kỳ của doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến khách hàng. Dựa vào nội dung Điều 9 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008, hiện nay có 02 phương pháp chính để tính thuế GTGT là:

Phương pháp khấu trừ và phương pháp tính trực tiếp trên doanh thu.

 

Doanh nghiệp có thể căn cứ vào đối tượng khách hàng để lựa chọn phương pháp tính thuế phù hợp. Ngoài ra, cần phải tính toán thêm các yếu tố khác như phương pháp nào thì đóng thuế nhiều hơn, thuận tiện hơn, thể hiện uy tín thương hiệu tốt hơn, …


Rất nhiều công ty mới thành lập thường bỏ qua hoặc không thực sự chú tâm đến công tác này, dẫn đến phát sinh nhiều rắc rối trong các đợt thanh tra và quyết toán thuế từ các lỗ hổng của hồ sơ sổ sách kế toán.

 

Do vậy, song song với việc chuẩn bị các phần hành khác, chủ doanh nghiệp cần chú trọng tìm kiếm và bổ nhiệm kế toán để hạn chế những rủi ro về tài chính trong quá trình hoạt động.

Trên đây là nội dung chi tiết 6 việc cần làm ngay sau khi thành lập doanh nghiệp. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ Kế toán Cát Phượng để được tư vấn thêm.

 

Để biết thêm thông tin về kê khai thuế và hạch toán sổ sách kế toán. Quý bạn liên hệ Kế Toán Cát Phượng qua Số Điện thoại | Zalo: 0985 530 657. Chúng tôi rất mong được hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc của Quý bạn!
 
CHÚC QUÝ BẠN LUÔN MAY MẮN THÀNH CÔNG
DỊCH VỤ KẾ TOÁN CÁT PHƯỢNG